Tin mới
Hiển thị bài đăng 1 - 12trong tổng số 12.
Xem nội dung khác »
|
Tin trong nước
CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT THÁNG 10-16
CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT THÁNG 10-16 phòng khám đa khoa Eurovie. 210 A Trần bình Trong, p4,Q5, TP.HCM sẽ khám truy tìm bệnh lý Phì đại và ung thư tiền liệt tuyến, 100 suất miễn phí cho người lớn hơn 50 tuổi có hoàn cảnh khó khăn .vào các buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu trong tháng 10/ 2016 Đăng ký qua điện thoại: 39381488 |
“Bệnh lạ” tái xuất, Bộ Y tế yêu cầu giám sát
Ngày 27.12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế Quảng Ngãi yêu cầu tăng cường phòng chống hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (người dân hay gọi là "bệnh lạ"). Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu thực hiện giám sát dịch tễ, phát hiện sớm và quản lý hiệu quả các trường hợp bệnh, người có men gan cao và người có nguy cơ mắc bệnh tại cộng đồng; tăng cường công tác khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh. Bệnh nhân mắc "bệnh lạ" điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ. Theo Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2014 đến nay, Quảng Ngãi đã ghi nhận rải rác 4 trường hợp có dấu hiệu “bệnh lạ”, trong đó có 1 người tử vong liên quan đến bệnh này. Gần đây nhất - ngày 19.12, Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) tổ chức khám sàng lọc tại cộng đồng phát hiện 1 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. Như vậy, kể từ trường hợp mắc hội chứng viêm da sừng bàn tay, bàn chân được phát hiện từ tháng 4.2011, đã ghi nhận 238 người mắc, trong đó có 13 trường hợp tử vong. Số mắc và tử vong tập trung chủ yếu trong hai năm 2011-2012. Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đã được các cơ quan chuyên môn Bộ Y tế xác định nguyên nhân là do nhiễm độc tố vi nấm bởi ăn gạo mốc trên cơ địa người bị thiếu vi chất dinh dưỡng. Nếu người dân thu hoạch, cất giữ và sử dụng lương thực không bảo đảm chất lượng để cho nấm mốc phát triển thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh trong cộng đồng. Để khống chế bệnh, can thiệp chính là sử dụng thóc, gạo không bị nấm mốc kết hợp với tăng cường dinh dưỡng và vệ sinh môi trường. Theo Diệu Thu (Dân Việt) |
Bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa: Đạo đức ngành y cần được tôn trọng
Bộ Y tế hướng dẫn bệnh nhân cách sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn
Trong thời gian qua, tại một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng...tình trạng người dân bị rắn lục đuôi đỏ cắn ngày càng nhiều gây hoang mang, lo lắng cho cộng đồng xã hội. Để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn trên toàn quốc về cách sơ cứu, chẩn đoán và điều trị khi bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn. Rắn lục đuôi đỏ cắn gây nguy hiểm như thế nào? Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ Rắn lục (Viperidae). Đây là loại rắn có nhiều nọc độc, với hơn 20 thành phần khác nhau. Vết cắn của loài rắn này thường bị chảy nhiều máu và sưng rất nhanh. Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bệnh nhân có thể gặp các hiện tượng như tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch. Nếu không được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị sốc tâm lý, chất độc di chuyển nhanh đến tim, rối loạn đông máu và nguy hiểm đến tính mạng Phương pháp sơ cứu Công tác sơ cứu được thực hiện ngay sau khi bệnh nhân bị rắn cắn là giữ cho nạn nhân nằm yên, bất động bởi vận động lúc này sẽ làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Sau đó nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc, băng ép bất động để làm chậm quá trình tê liệt và ngăn chặn sự lây lan của nọc độc rồi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được trấn an, giảm lo lắng, cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị rắn cắn tránh gây chèn ép khi chân, tay sưng nề. Đặc biệt không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp; không chích, rạch tại vết thương. Phương pháp điều trị Nếu bệnh nhân đau nhiều, cần giảm đau bằng paracetamol dạng uống. Trong trường hợp tụt huyết áp, đe dọa sốc do mất máu hoặc phản vệ, đặt một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi ở tay, chân không bị rắn cắn để truyền dịch. Các bệnh nhân có chảy máu hoặc có xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường dương tính phải được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục, truyền máu và các chế phẩm máu. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân phát quang bờ cây, bụi rậm quanh nhà khiến cho rắn không có nơi trú ngụ hoặc trồng xả, rắc bột lưu huỳnh quanh nhà để xua đuổi rắn. Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài, đi giày cao cổ, cầm gậy dài để xua đuổi rắn… Sưu tầm - Benh.vn |
Nguy cơ lây nhiễm virus Ebola ở Việt Nam rất thấp
Chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới khẳng định, virus này không lây qua đường hô hấp mà qua tiếp xúc gần với nguồn lây bệnh, trong khi khâu chuẩn bị của Việt Nam rất tốt và kịp thời.Ngày 12/8, Bộ Y tế đã họp báo cung cấp thông tin đầy đủ về diễn biến của dịch bệnh Ebola, với sự tham dự của ông Masaya Gato, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiến sĩ Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng). - Người đầu tiên trên thế giới bị mắc Ebola vừa qua là cháu bé 2 tuổi, xin ông cho biết cơ chế lây nhiễm của trường hợp này như thế nào? - Ông Masaya Gato: Trẻ em cũng như người lớn, cơ chế lây nhiễm giống nhau. Có hai cách lây nhiễm là tiếp xúc trực tiếp với người và động vật bị nhiễm; hoặc bị nhiễm do tiếp xúc với máu, nước tiểu, nước mắt, tinh dịch... của người bệnh. Các dịch tiết này vương ra giường chiếu bàn ghế, đồ vật trong môi trường. Trẻ em cũng có thể nhiễm Ebola thông qua sữa mẹ. Nếu người mẹ bị nhiễm Ebola thì không nên cho con bú. Tôi xin nhấn mạnh, việc lây nhiễm chỉ thực ra xảy ra khi họ xuất hiện các triệu chứng. - Đến năm 2015 sẽ có vắc xin đặc trị bệnh Ebola? - Ông Masaya Gato: Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nào với loại virus này. Chúng ta chủ yếu điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Tôi chưa thể có câu trả lời chính xác về thời gian sản xuất loại vắc xin này. Đây là vấn đề rất khó vì một loại vắc xin mới phải thử nghiệm lâm sàng, được sự cho phép của cơ quan chức năng cho thử nghiệm trên người. - Hiện Việt Nam mới làm chặt khẩu giám sát khách du lịch đường hàng không, Bộ Y tế có biện pháp gì trong việc giám sát đường bộ vì hoàn toàn có thể "bị lọt" khách đi qua các cửa khẩu này? - TS Trần Đắc Phu: Hiện chúng ta lấy tờ khai y tế ở tất cả cửa khẩu quốc tế, kể cả đường thủy, đường bộ và hàng không. Do hiện nay chúng ta không có đường bay thẳng từ châu Phi về Việt Nam nên không có danh mục khách đi từ các nước đang có dịch từ hãng hàng không nào. Các cán bộ tại sân bay phải căn cứ vào hộ chiếu, trong vòng 21 ngày qua hành khách đi từ vùng nào về. Nếu khách đi về từ vùng có dịch thì mới yêu cầu khai tờ khai. Các trường hợp này sau khi khai sẽ phân loại, nếu không bị sốt có thể cho về nhà, về khách sạn. Nếu trong 21 ngày có dấu hiệu thì phải báo, chúng tôi cũng sẽ báo địa phương để giám sát. Tại các cửa khẩu đường bộ, bộ đội biên phòng cũng sẽ làm đúng như vậy. Đặc biệt, những trường hợp nào nghi ngờ ca bệnh Ebola sẽ tiến hành cách ly và đưa thẳng vào các bệnh viện. - Các bệnh nhân bị mắc Ebola có phải trả chi phí cho việc cách ly và điều trị? - TS Trần Đắc Phu: Bệnh do virus Ebola được liệt vào bệnh truyền nhiễm nhóm A nên bệnh nhân sẽ không phải trả phí cho việc cách ly, ăn uống. Tuy nhiên, người bệnh phải xét nghiệm xác định là bệnh do virus này, nếu xét nghiệm là bệnh khác thì không được trả phí. Cán bộ y tế, người trực dịch, làm công tác truyền nhiễm với bệnh nhóm A cũng được hưởng phụ cấp. - Hiện VN chưa có thể tự xét nghiệm virus Ebola, vậy làm thế nào để xác định được người mắc bệnh do virus này hay không? - TS Trần Đắc Phu: Chẩn đoán bệnh nhân phải căn cứ vào đặc điểm dịch tễ, người đó phải đi từ vùng có dịch về, người đó có tiền sử tiếp xúc với người đi từ vùng có dịch về hay không. Chứ bệnh sốt, mệt mỏi, viêm gan, suy thận thì rất nhiều, nếu cứ sốt mà đi xét nghiệm thì không xuể. WHO: "Cần tuyên truyền chính xác để người dân không hoang mang trước dịch bệnh". Hiện các phòng xét nghiệm của Việt Nam đã đạt cấp tương đối cấp 3+. Hai phòng xét nghiệm tại Viện Vệ sinh Dich tễ Trung ương và Viện Pasteur TP HCM có các trang thiết bị có khả năng xét nghiệm bệnh. Tuy nhiên, hiện hai phòng này chưa đủ điều kiện an toàn sinh học để xét nghiệm Ebola nên có nghi vấn sẽ phải gửi mẫu bệnh phẩm sang Mỹ. Trên thế giới hiện chỉ có 9 phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn này (cấp 4), rất nhiều nước trên thế giới cũng phải làm như chúng ta, gửi mẫu bệnh phẩm nếu có nghi ngờ. Chúng tôi đang liên hệ và phối hợp với WHO, trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ để có các hỗ trợ về kỹ thuật, sinh phẩm xét nghiệm. Thời gian tới, Việt Nam có thể tự xét nghiệm loại virus này. - Giả sử dịch bệnh xảy ra, chỉ phòng 2 thí nghiệm này liệu có đủ không khi bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh, người bệnh phải xếp hàng chờ? - Ông Masaya Gato: Việt Nam chỉ cần hai phòng xét nghiệm này thôi, đây cũng là hai phòng đã đạt đến cấp 3 rồi. Nhiều nước trên thế giới cũng chưa đạt đến mức như Việt Nam, vì phòng thí nghiệm như thế này đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Thực tế, khả năng lây nhiễm virus Ebola ở Việt Nam rất thấp. Các bạn cần truyền thông ở mức độ chính xác nhất tránh gây hoang mang cho cộng đồng. - Cơ sở nào để khẳng định khả năng lây nhiễm Ebola ở Việt Nam rất thấp? - Ông Masaya Gato: Thứ nhất, virus này không lây qua đường hô hấp mà qua tiếp xúc gần với nguồn lây bệnh. Thứ hai, hiện nay Việt Nam chưa có trường hợp nào nhiễm bệnh. Thứ ba, khâu chuẩn bị của Việt Nam rất tốt và kịp thời. Chúng tôi cũng đã liên hệ với đại diện WHO tại 4 nước đang có dịch để khuyến cáo người dân các nước này không đi du lịch, đồng thời các nước không có dịch không nên đi du lịch đến đây. - Bộ Y tế lo ngại điều gì nhất trong dịch bệnh Ebola? - TS Trần Đắc Phu: Tình hình dịch diễn biến nguy hiểm, tổ chức Y tế quốc tế đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Chúng tôi đang làm mọi biện pháp để phòng tránh, nếu loại virus này vào Việt Nam thì rất lo ngại. Hiện nay các loại bệnh mới virus biến đổi gien khôn lường, nên tốt nhất càng hạn chế bệnh dịch không vào Việt Nam càng tốt. Quan trọng nữa là phải tuyên truyền để người dân không hoang mang lo ngại. Ví dụ, trước đây vì lo cúm H5N1 nên mọi người tẩy chay thịt gà. Hay như tối qua, có nguồn tin trên mạng nói có người bệnh bị Ebola ở bệnh viện Bạch Mai nhưng chúng tôi đã khẳng định thông tin không chính xác. Theo Zingnews |
Dịch truyền HES và những khuyến cáo mới nhất
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt Nam cập nhật những thông tin dược lý đối với dịch truyền hydroxyethyl starch (HES). Không sử dụng dịch truyền HES cho bệnh nhân nhiễm trùng huyết Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố cập nhật cho các đơn vị khám chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn biết các thông tin khuyến cáo mới nhất liên quan đến dịch truyền HES gồm: Không sử dụng dịch truyền HES cho bệnh nhân nhiễm trùng huyết, tổn thương do bỏng hoặc bệnh nhân nặng do nguy cơ tổn thương thận và tử vong liên quan đến việc sử dụng dịch truyền HES trên những đối tượng bệnh nhân này. Cũng theo Cục Quản lý Dược, hiện còn thiếu các thông tin về độ an toàn dài hạn của dịch truyền HES sử dụng trên bệnh nhân chấn thương và phẫu thuật. Do đó, cán bộ y tế cần thận trọng đánh giá hiệu quả/nguy cơ khi xét đến độ an toàn dài hạn và cân nhắc những lựa chọn điều trị sẵn có khác khi sử dụng dịch truyền HES trên các đối tượng bệnh nhân này. Ngoài ra, cần tiến hành thêm các nghiên cứu về hiệu quả và độ an toàn của dịch truyền HES trên bệnh nhân chấn thương và phẫu thuật lựa chọn. Nên sử dụng dịch truyền HES với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong quá trình điều trị, cần liên tục theo dõi huyết động của bệnh nhân để có thể ngưng dịch truyền ngay sau khi huyết động đạt được mục tiêu. Cục Quản lý Dược cũng nêu rõ, dịch truyền HES chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân: suy thận hoặc bệnh nhân sử dụng các liệu pháp thay thế thận. Ngừng dịch truyền HES ngay khi có các dấu hiệu tổn thương thận đầu tiên. Các bệnh nhân đã được điều trị bằng dịch truyền HES cần được theo dõi chức năng thận trong thời gian ít nhất là 90 ngày sau khi dùng thuốc. Ngừng sử dụng dịch truyền HES ngay khi có dấu hiệu rối loạn đông máu. Trong trường hợp vẫn tiếp tục sử dụng dịch truyền này, cần theo dõi chặt chẽ các chỉ số đông máu của bệnh nhân. Kiểm tra chỉ số huyết động khi sử dụng dịch truyền HES. Trước ngày 30/9, các công ty đăng ký phải cập nhật những khuyến cáo mới về dịch truyền HES trong hướng dẫn sử dụng thuốc Về phía các công ty đăng ký, sản xuất thuốc, Cục Quản lý Dược nhấn mạnh, cần phải bổ sung, cập nhật các thông tin liên quan đến chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và cách dùng, tác dụng phụ không mong muốn, cảnh báo và thận trọng khi sử dụng dịch truyền HES vào tờ hướng dẫn sử dụng thuốc từ nay đến hết ngày 30/9/2014. Cục Quản lý Dược khẳng định chỉ xem xét hồ sơ đăng ký thuốc của các công ty liên quan đến dịch truyền HES khi đã bổ sung các thông tin khuyến cáo của Cục vào hồ sơ liên quan. Theo đó, các nội dung cần phải bổ sung, thay đổi liên quan đến dịch truyền HES là: Về chỉ định: Chỉ sử dụng dịch truyền HES trong trường hợp điều trị giảm thể tích tuần hoàn do mất máu khẩn cấp khi các dịch truyền đơn thuần không cho hiệu quả đầy đủ. Liều dùng và cách dùng: Dịch truyền HES được sử dụng giới hạn để phục hồi thể tích tuần hoàn ban đầu cho bệnh nhân với thời gian sử dụng không quá 24h; trong vòng 10-20ml dịch truyền đầu, thuốc truyền chậm và theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân để phát hiện sớm các dấu hiệu của phản ứng dạng phản vệ; Liều dùng tối đa của 6% HES (130/0,40) 6% HES (130/0,42) là <30ml/kg/ngày (đối với các chế phẩm HES khác, liều dùng tối đa cần được tính toán tương ứng). Chống chỉ định: Dịch truyền HES không dùng trong các trường hợp: Quá mẫn cảm với dược chất hoặc tá dược trong thành phần chế phẩm; Nhiễm trùng huyết; Bỏng; Suy thận hoặc liệu pháp thay thế thận; Xuất huyết não hoặc xuất huyết nội sọ; Bệnh nhân tại các khoa điều trị tích cực; thừa nước; phù phổi; mất nước; tăng kali huyết; tăng natri huyết hoặc clo huyết, suy giảm chức năng gan nghiêm trọng; bệnh nhân ghép tạng; suy tim sung huyết; rối loạn đông máu nghiêm trọng Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng: Thận trọng, cân nhắc khi chỉ định dịch truyền HES để bồi phụ dịch cho bệnh nhân và tiến hành theo dõi huyết động thường xuyên để kiểm soát liều dùng và thể tích dịch của bệnh nhân; tránh tình trạng tăng thể tích dịch quá mức do quá liều hoặc truyền quá nhanh. Liều dùng cần được điều chỉnh cẩn thận, đặc biệt trên những bệnh nhân có vấn đề về phổi và tim - tuần hoàn; Tránh pha loãng máu nghiêm trọng khi dùng liều cao dịch truyền HES trên bệnh nhân giảm thể tích tuần hoàn; Không khuyến cáo sử dụng dịch truyền HES trên bệnh nhân tiến hành phẫu thuật tim hở cần đặt tuần hoàn ngoài cơ thể do nguy cơ chảy máu quá mức... Benh.vn (Theo SKĐS) |
Giám sát trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Mer-Cov
Trước tình hình dịch bệnh do nhiễm Mers-Cov trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành giám sát các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Mer-Cov. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa có công văn đề nghị Sở y tế các tỉnh, thành phố thực hiện các hoạt động theo tình huống khi có có ca bệnh tại Việt Nam như trong kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A H7N9. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi của tỉnh, thành phố tăng cường hoạt động, thường xuyên cập nhật các thông tin về Mers-Cov để có kế hoạch ứng phó theo tình huống diễn biến của dịch bệnh và chỉ đạo kịp thời các cơ sở y tế thực hiện; giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhiễm Mer-Cov đầu tiên. Theo công văn, tại cửa khẩu, giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, lưu ý người trở về từ các quốc gia có dịch bệnh, kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa, kiểm tra nhiệt độ người sốt từ 38 độ C trở lên. Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp cần thực hiện ngay cách ly, khám sơ bộ, lấy mẫu xét nghiệm và quản lý đối với các trường hợp nghi ngờ này theo quy định để hạn chế lây lan. Đối với cơ sở y tế có giường bệnh, chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiên, thuốc men, hóa chất, khu vực, phòng cách ly, kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống ngay khi phát hiện ca bệnh đầu tiên. Sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân nhằm hạn chế tử vong. Thực hành tốt chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện phòng ngừa lây truyền Mers-Cov. Đồng thời giám sát chặt chẽ tại cộng đồng và cơ sở y tế đối với các trường hợp viêm đường hô ấp cấp không rõ nguyên nhân, nghi ngờ mắc Mers-Cov, có tiền sử đi về từ vùng có dịch trong vòng 14 ngày, lấy mãu bệnh phẩm xét nghiệm gửi Viện vệ sinh dịch tễ TƯ và Viện Pasteur TP.HCM xác định chẩn đoán. Bệnh nhân nhiễm virus MERS-CoV có biểu hiện sốt trên 38°C, ho, khó thở Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính đến ngày 9/5, thế giới đã ghi nhận 536 trường hợp nhiễm chủng virus mới gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp khu vực Trung Đông tại 17 quốc gia, trong đó có 145 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, ông Trần Đắc Phu Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng lo ngại, số lượng lớn người Việt Nam xuất khẩu lao động tại khu vực Trung Đông khi trở về có thể mang theo mầm bệnh. Đến nay, ngay cả ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia và Philippines đã ghi nhận các trường hợp mắc virus MERS-CoV sau khi trở về từ khu vực Trung Đông. Theo ông Phu, phần lớn bệnh nhân nhiễm virus MERS-CoV có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp như: sốt trên 38°C, ho, khó thở, có tổn thương phổi ở các mức độ khác nhau và kèm theo có hội chứng suy thận cấp. MERS-CoV có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc gần hoặc giọt nước bọt nhỏ. MERS-CoV gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng ở phần lớn các bệnh nhân bị nhiễm vi rút này; khoảng 50% trong số đó có biến chứng nặng và tử vong. Hầu hết các độ tuổi đều có khả năng nhiễm virus này. Tuy nhiên, theo ghi nhận hầu hết các trường hợp mắc là người già, nam giới; những người có bệnh bệnh mãn tính kèm theo thường có nguy cơ cao hơn. Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh do MERS-CoV gây ra, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đang phối hợp với các đối tác để nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng chống bệnh này. Virus MERS-CoV gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng ở phần lớn các bệnh nhân bị nhiễm virus này; khoảng 50% trong số đó có biến chứng nặng và tử vong. Diệu Thu (khampha.vn) |
Bộ Y tế: Có khả năng bùng phát dịch tay chân miệng
Khuyến cáo của Bộ Y tế cho biết, bệnh tay chân miệng lây truyền theo đường tiêu hóa, có khả năng gây thành dịch lớn. Trước nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo về vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng. Theo Bộ này, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Để phòng, chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện một số biện pháp như: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Thực hiện ăn chín, uống chín, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Bộ y tế khuyên các bậc phụ huynh thường xuyên lau rửa đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Các bậc cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày, khi phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh cần cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước có khoảng 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 62 địa phương. Tuy con số này có giảm 20% so với cùng kỳ năm 2013, nhưng một số tỉnh, thành phố có số mắc cao và tăng hơn so với cùng kỳ 2013 như TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Kon Tum, Đắk Lắk. Bệnh thường tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Cục Y tế Dự phòng nhận định, bệnh tay chân miệng có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng bao gồm viêm màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh. Biến chứng đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau như viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân, thường tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ. Hiện tại, bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu nên nên chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân cho trẻ và cả người lớn. Dương Tùng (Khampha.vn) |
TP.HCM được mở rộng độ tuổi tiêm phòng sởi
Trước tình hình dịch sởi đang gia tăng, Bộ Y tế đã đồng ý cho riêng TP.HCM được mở rộng độ tuổi, địa điểm và thời điểm tiêm phòng. Báo cáo tại cuộc họp với các quận, huyện sáng nay, 5/3, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM - cho biết, các ca mắc sởi vẫn tiếp tục tăng cao. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố đã có gần 250 ca, cao hơn cùng kỳ năm 2013 là 242 ca. Bộ Y tế đã đồng ý cho riêng TP.HCM được mở rộng độ tuổi, địa điểm và thời điểm tiêm phòng. Cụ thể, trong chiến dịch tiêm diễn ra vào cuối tuần này trên toàn thành phố, sẽ tiêm cho cả trẻ từ 2 - 3 tuổi (theo quy định chung cả nước thì chỉ tiêm phòng sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến 2 tuổi). Ngoài địa điểm tiêm tại các trạm y tế phường, xã, thành phố cũng có thể triển khai tiêm chủng sởi ngay tại trường mầm non. Và theo kế hoạch, lịch tiêm phòng được ấn định vào thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần, kéo dài trong 2 tháng. Tuy nhiên, các trạm y tế có thể tổ chức tiêm luôn vào các ngày thường. Trẻ em mắc bệnh sởi đang điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1 Theo ông Dũng, chiến dịch lần này sẽ hướng đến mục tiêu đạt 95% đối tượng cần tiêm bù. Ước tính số trẻ chưa tiêm sởi đủ mũi theo lịch tiêm chủng là 5 nghìn trẻ/năm cho mũi 1 và 25 - 30 nghìn trẻ/năm (kể cả tiêm dịch vụ) cho mũi 2. Ngành dự phòng đã chuẩn bị khoảng 80 - 100 nghìn liều vắc xin cho đợt tiêm vét sắp tới. Cục Y tế dự phòng bảo đảm có đủ vắc xin cho việc mở rộng tiêm phòng sởi của TP.HCM. Đ.Anh (Khampha.vn) |
Hợp tác BV công - tư: Tranh cãi nảy lửa
Bệnh viện (BV) tư khang trang, sạch đẹp nhưng vắng bóng bệnh nhân, BV công chật hẹp, nhếch nhác nhưng luôn quá tải. Trước thực tế này, ngày 14/3, Bộ Y tế tổ chức hội thảo “Tăng cường phối hợp giữa BV Nhà nước và tư nhân thực hiện đề án giảm tải BV”. Tuy nhiên, những cuộc tranh cãi nảy lửa, những xung đột quyền lợi đã xảy ra và chưa có hồi kết. “Tư” muốn nhận nhưng “công” không chuyển Nêu lên thực trạng giữa BV công và tư, ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, thời gian qua liên tục xảy ra tình trạng quá tải ở các BV công, trong khi đó, BV tư “mọc lên” nhiều song không sử dụng hết công suất. Hiện nay, hoạt động của BV tư nhân chỉ hết 50% công suất thay vì phải hoạt động 100% công suất. Theo tính toán của Bộ Y tế, trong 10 năm qua, BV tư nhân tăng hơn gấp 4 lần, từ 40 BV năm 2004, nay có 170 BV (chiếm 11%). Mặc dù số BV tư nhân không ngừng gia tăng nhưng tỷ lệ khám chữa bệnh của khối tư nhân rất thấp, chiếm gần 7% điều trị ngoại trú và 6% điều trị nội trú, riêng khám BHYT ở BV tư chỉ phục vụ dưới 4% lượt khám. Chính vì vậy, Bộ Y tế mong muốn khối Nhà nước và tư nhân cùng “bắt tay” hợp tác để giảm tải, nhất là các BV chuyên ngành. Ông Khuê gợi ý, BV công lập có thầy thuốc giỏi thì chia sẻ với BV tư nhân về nhân lực, uy tín và chuyên môn. Còn BV tư chia sẻ với BV công về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. Theo đó, những BV công quá tải, sau giai đoạn cấp cứu sẽ chuyển bệnh nhân sang BV tư điều trị. Sau đề xuất này, có nhiều ý kiến bày tỏ sự bức xúc. Ông Nguyễn Văn Đệ, đại diện BV đa khoa Hợp Lực (Thanh Hóa) cho rằng: “Bộ Y tế không cấm chuyển bệnh nhân từ BV công sang BV tư, luật cũng không cấm, nhưng họ không chuyển. Nếu họ chuyển, tôi tin chắc sẽ giảm tải cho BV công”. GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc BV đa khoa Quốc tế Vinmec cũng kể câu chuyện có thật: “Có trường hợp đến khám ở BV công, chỉ định phải hậu môn nhân tạo, đơn vị này không làm được. Trong khi đó, chúng tôi có đoàn bác sỹ giỏi từ nước ngoài sang sẵn sàng phẫu thuật miễn phí, nhưng họ vẫn không chuyển, cuối cùng bệnh nhân phải mất 2 năm mới được mổ nhờ có sự vào cuộc của truyền thông”. Tại các bệnh viện công thường xảy ra tình trạng quá tải Đề cập đến vấn đề chuyển tuyến giữa hai khối BV này, đại diện một BV công ở Nghệ An thẳng thắn: “Không bao giờ có sự phối hợp giữa Nhà nước và tư nhân, vì ảnh hưởng đến quyền lợi của người ta. Mà việc này nếu làm không khéo sẽ trở thành lợi ích nhóm trong BV”. Ngoài ra, vị đại diện này cũng đề xuất, hãy để bệnh nhân “làm chủ cái thẻ BHYT của mình, nghĩa là để họ được chọn cơ sở khám chữa bệnh, không phân biệt công, tư”. Có “cầu” vẫn khó “nối” Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ: "Chuyện lạ ở chỗ, không bao giờ có chuyện tuyến trên chuyển bệnh nhân xuống tuyến dưới, không có chuyện công lập chuyển bệnh nhân ra ngoài BV tư”. Quan điểm của Bộ Y tế là không phân biệt công tư, coi hai khối luôn bình đẳng, ở đâu cũng là nơi phục vụ bệnh nhân. Bộ cũng sẽ làm “cầu nối” để điều tiết giữa hai khối BV vốn rất khó “bắt tay” hợp tác này. Mục đích cuối cùng là giảm tải BV, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Bộ trưởng đặt câu hỏi: “BV công có dám chuyển bệnh nhân sang BV tư không?”. Đại diện BV công, Giám đốc BV Bạch Mai, ông Nguyễn Quốc Anh, khẳng định: “Chúng tôi biết, BV tư rất mong được Bộ Y tế cho một mệnh lệnh hành chính yêu cầu BV công chuyển bệnh nhân sang BV tư, nhưng tôi tin chắc mệnh lệnh đó sẽ thất bại”. Ông Quốc Anh lý giải, muốn thu hút bệnh nhân trước hết BV phải lấy được niềm tin của người bệnh. “Bệnh nhân vào viện, mục đích là để chữa bệnh, không phải vào để được nằm điều hòa, máy lạnh, tất nhiên có thì tốt, nhưng quan trọng vẫn là hiệu quả điều trị”. Vì sao BV Vinmec trước ít bệnh nhân, nhưng giờ có GS Nguyễn Thanh Liêm và có bác sỹ đầu ngành về sản nên chuyên ngành nhi, sản rất đông bệnh nhân, đó là do nhân lực thu hút bệnh nhân. “Chúng tôi khẳng định, sẽ không bao giờ chuyển bệnh nhân của mình sang BV tư nào, trừ Vinmec”, ông Quốc Anh bày tỏ. Còn ông Trần Văn Thuấn - Phó Giám đốc BV K cũng cho rằng, các BV tư nhân phải tự phấn đấu, vươn lên để nâng cao chất lượng nhân lực. BV K sẵn sàng đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ nhưng vấn đề là các cơ sở tư nhân có tiếp nhận được hay không? Dù mong muốn hợp tác vì mục đích chung nhưng buổi hội thảo với những tranh luận gay gắt vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa khối y tế công lập và tư nhân. Điều này đồng nghĩa với việc, BV tư vẫn tiếp tục đìu hiu, trong khi BV công quá tải trầm trọng. Diệu Thu (Khampha.vn) |
1-10 of 12