Tin mới
Hiển thị bài đăng 1 - 5trong tổng số 5.
Xem nội dung khác »
|
Sản phụ khoa
Hội chứng buồng trứng đa nang ( PCOS)
Nguyên nhân gây PCOS? Nguyên nhân chính xác của PCOS là không rõ, các bác sĩ tin rằng sự mất cân bằng nội tiết tố và di truyền đóng một vai trò quan trọng. Phụ nữ có nhiều khả năng để phát triển PCOS nếu mẹ hoặc chị em của họ cũng bị PCOS. |
Khoáng chất và Vitamin đối với thai nhi
Trong thời gian mang thai, phụ nữ mang thai nên có một chế độ ăn uống bao gồm một loại thực phẩm đa dạng bao gồm protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất béo. Từ mẹ sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho sức khỏe cho cả mẹ lẫn con và rất cần cho sự phát triển của em bé, nhất là não bộ. Một chế độ ăn uống cân bằng là cách tốt nhất để nhận được chất dinh dưỡng, nhưng bổ sung vitamin cũng có thể có lợi. Phụ nữ mang thai chỉ nên uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung không thể thay thế một chế độ ăn uống lành mạnh mà là đảm bảo rằng một người mẹ đang nhận được chất dinh dưỡng đủ hàng ngày. Vitamin bổ sung làm việc tốt nhất khi được dùng như một phần của một chế độ ăn uống lành mạnh và không phải là một thay thế cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Khoáng chất và vitamine cần thiết cho thai nhi
Tuy nhiên, nếu chúng ta bồi dưỡng quá nhiều vitamine va chất khoáng cũng có thể gây độc cho cả mẹ và con. Do đó, tốt nhất chúng ta cần khảo sát thường xuyên lượng vitamine và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là trong lúc mang thai. Bs TRƯƠNG HIẾU NGHĨA |
Chuẩn tăng cân khi mang thai
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Thoa, bộ môn phụ sản, ĐH y dược TP.HCM cho biết, tạp chí khoa học Hytten F (Mỹ) đã đề xuất tiêu chuẩn tăng cân sinh lý bình thường của thai phụ trong thai kì là 12.5 kg Chuẩn tăng cân khi mang thai Trong đó, 9kg để tạo lập thai, nhau, nước ối, phát triển vú, tử cung, gia tăng lượng máu và giữ nước; khoảng 3.5 kg còn lại nằm trong kho mỡ dự trữ của người mẹ. Nghiên cứu năm 2006 của BS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết tại BV ĐH y dược TP.HCM chứng minh tăng cân mẹ trong thai kì có liên quan đến trọng lượng trẻ sơ sinh, một bà mẹ tăng hơn 16 kg lúc mang thai có trọng lượng con trung bình là 3.8 kg Ảnh hưởng của tăng cân mẹ lên trọng lượng thai còn tùy thuộc vào tình trạng dự trữ của của bà mẹ trước lúc mang thai. Dự trữ này phản ánh qua chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số khối càng cao tức bà mẹ ở tình trạng béo phì sẽ ảnh hưởng đến tình trạng tăng trọng mẹ lên trọng lượng thai càng lp71n Viện y học Mỹ (IOM) đã đưa ra một hướng dẫn tăng cân trong thai kì theo chỉ số BMI cho các thai phụ: (bảng 1)
Tăng cân của mẹ trong mỗi quý có ảnh hưởng khác nhau lên trọng lượng của thai. Quý thứ 2 của thai kì là lúc ảnh hưởng lớn nhất. Hai tác giả Abrahams và Selvin (1995) đã tính toán mỗi kilogram tăng trọng của bà mẹ trong quý 1 và 3 sẽ đóng góp cho trọng lượng thai 18 g và 17 g, nhưng mỗi kilogram tăng trọng của mẹ trong quý 2 đóng góp tới 32.8 g cho trọng lượng thai. Thai phụ tăng cân nhiều hơn tiêu chuẩn của IOM thì nguy cơ sinh thai to tăng khoảng 3 lần. Bé sơ sinh của những thai phụ này có nguy cơ hạ đường huyết và tăng bilirubin máu gấp 1,5 lần Chỉ số khối BMI Theo PGS. Nguyễn Thị Ngọc Thoa, cân nặng của con khi sinh có mối liên hệ đến số khối người mẹ, phụ nữ có chỉ số khối BMI càng cao khi mang thai thì thai càng to kèm theo nguy cơ cao huyết áp. Nhu cầu mỗ lấy thai cũng càng tăng và biến chứng liên quan đến mổ ở phụ nữ béo phì cũng càng chao BMI (Body Mass Index) chính là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Chỉ số BMI của bạn tính theo công thức: BMI = (trọng lượng cơ thể) / (chiều cao x chiều cao). Trọng lượng cơ thể: tính bằng kg; chiều cao: tính bằng m Nghiên cứu trên 60.000 ca con so của Usha Kiran và cộng sự ở Anh cho thấy bà mẹ có BMI trên 30, tăng nguy cơ thai quá ngày, thủ thuật thất bại, tăng nguy cơ mổ lấy thai, băng huyết, truyền máu, nhiễm trùng tiểu. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tuyền, BV nhân dân Gia Định TP.HCM (năm 2004), cho kết quả bà mẹ dư cân hoặc béo phì có con nặng hơn bà mẹ có BMI trung bình Một nghiên cứu khác trên 268 bệnh nhân tại bệnh viện ĐH y dược TP.HCM, nhằm xác định chuẩn đánh giá mức hợp lý kiểm soát sự tăng cân người mẹ khi mang thai phù hợp với người châu Á, căn cứ theo chỉ số BMI như sau: (bảng 2)
|
Thực phẩm hàng đầu cho tuổi mãn kinh
TPO - Mãn kinh là một thời điểm khó khăn cho việc ăn uống. Chuyển hóa chậm và các nguy cơ sức khỏe tăng lên theo tuổi tác, kết hợp với mãn kinh, nên cần một cách tiếp cận lành mạnh để chống lại chúng. Thực phẩm lành mạnh là cách tốt nhất để giải tỏa vấn đề này và một số thực phẩm dưới đây sẽ giúp quá trình mãn kinh của bạn dễ dàng hơn. 1. Chất xơ Chất xơ dưới dạng ngũ cốc nguyên cám, trái cây và rau củ có thể làm giảm cholesterol, hạ đường huyết, ngăn ngừa táo bón và những vấn đề sức khỏe khác khi bạn mãn kinh. 2. Bổ sung đủ canxi Ăn và uống các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu canxi mỗi ngày để đảm bảo bạn hấp thu đủ canxi qua chế độ ăn hàng ngày và từ đó giảm nguy cơ loãng xương. 3. Đậu nành Đậu nành chứa estrogen thực vật và isoflavone, giúp cải thiện các triệu chứng mãn kinh như cơn bốc hỏa. Ngoài ra, đậu nành rất dồi dào chất xơ và một số loại đậu phụ cung cấp thêm canxi. 4. Hạt lanh Chất lignin trong hạt lanh là các chất dẫn truyền quan trọng của chuyển hóa hóc-môn. 5. Bổ sung chất sắt Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, rau xanh lá để đảm bảo bạn hấp thu đủ sắt qua chế độ ăn và giảm nguy cơ bị thiếu máu. 6. Các vitamin Tăng cường hấp thu vitamin B và omega-3 nhằm đối phó với những thay đổi tâm trạng, vì trong thời kỳ mãn kinh, thay đổi tâm trạng dường như trầm trọng hơn và rất khó kiểm soát. 7. Protein Kết hợp các thực phẩm giàu protein như thịt, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt và đậu giúp cơ thể hồi phục sau khi ốm, nhiễm trùng và phẫu thuật. 8. Tích cực ăn đậu Đậu là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, estrogen thực vật, chất khoáng, canxi, a-xít folic và vitamin B6, giúp giảm hấp thu glucose vào máu, từ đó ngăn chặn cơn đói và khiến bạn no lâu hơn. 9. Nước Nước rất quan trọng đối với phụ nữ mãn kinh trong việc thủy hợp tế bào, làm ẩm da và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. |
1-5 of 5